Kiến thức cơ bản liên quan tới bột bả

Bột trét tường là gì? Tại sao phải dùng bột trét tường?

Bột trét tường là 1 loại vật liệu xây dựng, có thể sử dụng ngay sau khi trộn với nước. bột trét tường được sử dụng với mục đích xử lý bề mặt nhằm:

Tạo bề mặt nhẵn, mịn, tăng tính thẩm mỹ khi hoàn thiện

Tăng độ bám dính kết cấu.

Các thành phần cơ bản của bột trét tường:

Chất kết dính :

+Chất kết dính dạng khoáng: Cement, Gypsum

+Chất kết dính Polymer.

Chất độn

Phụ gia

Bột trét tường ngoài trời và trong nhà có giống nhau không?

Tác động của thời tiết và khí hậu của nội thất và ngoại thất không giống nhau. Bột trét tường ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ, độ ẩm (thay đổi với biên độ lớn). Ngoài ra nó còn phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của áh nắng mặt trời (lớp sơn nước phủ ngoài không đủ khả năng hoàn toàn chống tia cực tím). Bột trét tường ngoài trời còn phải chịu tác động của ngoại lực (áp lực của hạt mưa) và ne71u lớp sơn phủ không chống thấm thì bột trét tường còn bị ngậm nước khi trời có mưa. Các ảnh hưởng trên đối với bột trét tường trong nhà ít hơn nhiều. Tuy nhiên bột trét tường trong nhà có nguy cơ chịu độ ẩm cao khi độ ẩm không khí quá cao. Vì những điều trên, nhà sản xuất phải thiết kế 2 loại sản phẩm bột trét tường ngoại thất và bột trét tường nội thất. Để phân biệt bột trét trong hay ngoài, ta cần phải đọc kỹ trên bao bì mà nhà sản xuất quy định.

Cách trộn bột trét tường như thế nào cho đúng? Có thể dùng nước bị nhiễm phèn để trộn bột trét tường hay không?

Nếu nước bị nhiễm phèn nhẹ, có thể dùng pha bột để thi công. Trường hợp nước bị nhiễm phèn nặng thì không thể sử dụng được.

Thời gian sống (thời gian thi công) của hổn hợp bột trét tường trộn nước là bao nhiêu lâu?

Thời gian sản phẩm bắt đầu đông kết là 3 giờ, vì thế cần tính toán lượng bột trộn có thể trét trong khoảng thời gian này.

Có nên trộn thêm ximăng vào bột trét tường không?

Không nên trộn thêm ximăng vào vì đối với mỗi sản phẩm nhà sản xuất đã nghiên cứu, tính toán các thành phần để sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu. Nếu trộn thêm ximăng vào dễ gây hiện tượng chai cứng bề mặt và bề mặt bị nứt.

Bột trét tường có bị ố vàng hay không?

Sau khi trét bột không bị ố. Nếu bị vàng thì cần phải kiểm tra bề mặt thật kỹ vì tường ẩm do bị thấm mới làm ố. Nếu bề mặt chỉ bị ố không bị mềm hay bong tróc thì có thể sử dụng sơn chống ố lăn lên trước khi sơn phủ.

Tại sao không nên trét bột trét tường lên bề mặt quá ẩm hay quá khô?

Nếu bề mặt quá ẩm thì khi thi công bột trét tường sẽ rất lâu khô, có khi không đông kết được, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm. Nếu bề mặt khô quá thì khi thi công bột trét tường sẽ bị mất nước nhanh, không còn nước cho quá trình ninh kết, khiến bột trét tường không kết dính được và có thể trở lại trạng thái bột rời.

Bề mặt tường luôn bị ẩm thì có thể thi công bột trét tường được không? Có thể thi công bột trét tường trong điều kiện ẩm uớt?

Không được thi công bột trong điều kiện ẩm ướt. Trong điều kiện tường bị ẩm, ta cần phải xác định nguyên nhân ẩm để xử lý:

+ Tường có độ ẩm cao do mới tô: phải để tường khô tối thiểu 7 ngày.

+ Tường có độ ẩm cao do trời mưa: phải để tường khô sau 2 – 3 ngày.

+ Tường có độ ẩm cao do bị thấm: phải chống thấm cho tường trước khi trét bột.

Tại sao trong một số trường hợp, khi bề mặt bột trét tường đã khô nếu dùng tay xoa, bề mặt bụi phấn ra nhiều?

Đây là trường hợp sự cố có thể do 2 nguyên nhân sau:

Trộn không đủ lượng nước yêu cầu hay do tường quá khô, bột bị khô, mất nước quá nhanh, hóa chất mất tác dụng không tạo liên kết làm cho bột bị bở, không đóng rắn.

Do sản phẩm thiếu hóa chất.

Trong trường hợp sự cố trên nếu không cạo ra trét lại thì bắt buộc dùng sơn lót gốc dầu để xử lý bề mặt, tạo bề mặt cứng chắc, giúp sơn phủ bám tốt.

Nếu với bề mặt bị bở mà không được xử lý đúng sẽ gây ra hiện tượng lớp sơn phủ bị nứt hay bị tróc do không bám dính tốt.

Có thể thi công bột trét tường lên bề mặt đá rửa (granito) được không?

Thông thường không nên trét (ba bột trực tiếp trên  bề mặt đá rửa. cách thức tiến hành như sau:

Bề mặt đá rửa thường có đặc tính chung là: khô, rêu mốc nhiều. Vì thế muốn trét bột lên cần phải xử lý bề mặt thật cẩn thận.

Dùng bàn chải sắt chà rửa với nước cho thật sạch.

Dùng dung dịch tẩy Chlorine để chà rửa tường.

Sau khi xử lý bề mặt có thể thực hiện như sau:

Dùng vữa tô (trát) lên bề mặt, đợi khô.

Sau đó trét (bả)  bột lên.

Tại sao bề mặt bột trét tường trong một số trường hợp bị nứt chân chim?

Hiện tượng bề mặt bột trét tường bị nứt chân chim là do:

Do bột quá cứng, thời gian đông kết nhanh.

Trét quá dày.

Kết cấu bề mặt yếu.

Bị nứt do chấn động: Đục tường khi sơn phủ.

post

Một số lỗi thường gặp của bề mặt sơn và cách khắc phục

Trong quá trình thi công sơn chúng ta mắc phải những lỗi do sơn hoặc tay nghề của thợ sơn khiến cho bề mặt sơn không được như ý . Sau đây sơn nhà tại hà nội sẽ nêu ra một số lỗi chúng ta thường hay mắc phải và cách khắc phục

  1. Màng sơn bị nhăn

Hiện tượng: Bề mặt màng sơn khi khô bị nhăn, sần sùi, không tạo bề mặt liên tục.

Nguyên nhân: – Thi công lớp sơn quá dày, đặc biệt đối với sơn Alkyd hay sơn gốc dầu) – Thi công trong điều kiện thời tiết quá nóng hay quá lạnh gây ra hiện tượng lớp sơn bên ngoài khô quá nhanh so với lớp bên trong. – Do độ ẩm không khí cao làm ảnh hưởng đến quá trình khô của màng sơn. – Không tuân thủ thời gian sơn cách lớp, lớp trong chưa khô đã sơn lớp sơn ngoài. – Sơn trên bề mặt dính tạp chất.

Cách xử lý: Cạo bỏ lớp sơn, làm sạch bề mặt. khi sử dụng sơn lót phải để lớp này khô hoàn toàn trước khi sơn lớp phủ (tránh sơn trong điều kiện có nhiệt độ và độ ẩm quá cao).

  1. Màng sơn bị “vết bóng“

Hiện tượng: Màng sơn bị tăng bóng khi có sự va chạm cọ sát.

Nguyên nhân:  – Sử dụng loại sơn Flat (mờ) tại nơi có độ cọ sát cao. – Thường xuyên rửa bề mặt màng. – Đồ vật (đồ gỗ) cọ sát tường.

Cách xử lý: Nên dùng loại sơn nước có chất lượng cao tại các bề mặt hay cần đến chùi rửa. Khu vực có sự lưu thông cao nên chọn loại sơn bán bóng hayt bóng. Khi chùi rửa bề mặt màng sơn nên dùng vải ềm không chà sát khi rửa.

  1. Màng sơn bị nứt

Hiện tượng: Trên bề mặt màng sơn có những vết rạn nứt.

Nguyên nhân:  – Sử dụng sơn có độ bám dính và độ bền thấp. – Sơn quá mỏng hay quá dày – Xử lý bề mặt không tốt, hay bề mặt gỗ không dùng sơn lót. – Dùng loại sơn Alkyd quá cứng hay quá giòn.

Cách xử lý: dùng bàn sủi và bàn chải sắt cao bỏ toàn bộ lớp sơn, chà nhám bề mặt và các góc. Đối với gỗ nên sử dụng sơn lót trước khi sơn phủ lại. Sử dụng loại sơn có chất lượng cao.

  1. Màng sơn bị sần sùi

Hiện tượng: Màng sơn không mịn màng bằng phẳng do có các hạt bọt và các lỗ do bọt vỡ ra.

Nguyên nhân:  – Khuấy trộn thùng sơn không đều. – Sử dụng loại sơn có chất lượng thấp. – Lăn sơn quá nhanh – Sử dụng rulo không đúng (chiều dài sợi không đúng). – Lăn thừa sơn. – Sơn có độ bóng cao trên bề mặt sần sùi.

Cách xử lý: tất cả các loại sơn khi thi công sẽ tạo bọt tuy nhiên sơn có chất lượng, khi bề mặt còn ướt bọt đã bị vỡ ra, tạo cho màng sơn phẳng có độ chảy tốt. Tránh lăn sơn thừa hay sử dụng sơn quá đát. Sử dụng loại sơn bóng hay bán bóng đều bằng rulô có đầu sợi ngắn, lăn sơn lót trên bề mặt sần sùi trước khi lăn sơn phủ. Chà nhám bề mặt bị sần sùi trước khi lăn sơn lại.

  1. Màng sơn bị rêu mốc

Hiện tượng: màng sơn bị đốm xanh hay nâu, đen.

Nguyên nhân:  – Hay xảy ra ở những nơi có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rêu mốc: ẩm, ấm (nhà tắm, bếp, phòng giặt)… – Do sử dụng sơn Alkyd hay sơn gốc dầu hay loại sơn nước có chất lượng thấp. – Đối với bề mặt gỗ: lớp sơn lót không đạt chất lượng trước khi sơn. – Sơn trên bề mặt rêu mốc chưa được xử lý kỹ.

Cách xử lý: Trước hết cần kiểm tra: dùng thuốc tẩy nhỏ 1 giọt vào nơi có rêu mốc (đốm màu), nếu đốm màu bị mờ đi đó là rêu mốc. Chà rửa toàn bộ bề mặt để tẩy rêu mốc bằng dung dịch tẩy. Khi dùng dung dịch này phải đeo găng tay cao su, kính bảo vệ mắt. nên dùng loại sơn nước có chất lượng cao. Các loại sơn này có nhiều chất chống rêu mốcx hơn loại sơn có chất lượng thấp. Rửa sạch bề mặt bằng dung dịch tẩy rửa nếu cần. Lắp quạt nơi có độ ẩm cao.

  1. Màng sơn bị xà phòng hóa

Hiện tượng: Sự cô đọng chất hoạt động trên bề mặt sơn nước ở các nơi có độ ẩm cao. Nó có dạng vết màu nâu nhạt và đôi khi trông nó như vết xà phòng hay dính nhầy.

Nguyên nhân: Tất cả các loại sơn nước đều bị hiện tượng này khi sơn ở những nơi có độ ẩm cao đặc biệt ở trần.

Cách xử lý: Dùng xà phòng rửa sạch nơi bị sự cố và khi sơn phòng tắm nên để màng sơn thật khô mới sử dụng nước. Tẩy sạch toàn bộ các vết bẩn trước khi sơn lại.

7. Màng sơn bị nhiễm bẩn

Hiện tượng: Sự hư hỏng màng sơn do thấm các chất bẩn.

Nguyên nhân: sử dụng loại sơn có chất lượng thấp hoặc sơn trên bề mặt không sơn lót.

Cách xử lý: sử dụng loại sơn nước có chất lượng cao, loại sơn này có hàm lượng chất tạo màng cao, chất bẩn khó ngấm vào màng sơn, tạo điều kiện cho việc chùi rửa dễ dàng. Nên dùng sơn lót để tạo màng sơn có độ dày tối đa để chống nhiễm bẩn.

post

Một  số sự cố về sơn thường gặp và các giải pháp khắc phục

Việc chuẩn bị một bề mặt tường hoàn hảo trước khi sơn là rất quan trọng, quyết định đến sự bền chắc của sơn tường. Hãy kiểm tra bề mặt tường cẩn thận để phòng tránh các khiếm khuyết thường gặp và áp dụng những giải pháp khắc phục theo hướng dẫn.

Bài viết dưới đây sơn nhà tại hà nội đưa ra một số sự cố về sơn thường gặp và các giải pháp khắc phục hi vọng sẽ giúp các bạn có được những thông tin bổ ích.

1) Độ lấp nền kém:

– Sơn chưa đủ lớp hoặc sơn quá mỏng

– Màu sắc lớp nền sơn và màu sơn quá khác nhau.

Giải pháp :

– Pha sơn theo đúng hướng dẫn trên vỏ thùng

– Khuấy kỹ trước khi sử dụng

– Sơn thêm 1 hoặc 1 vài lớp nữa

2) Bong tróc:

– Bề mặt lớp sơn có nhiều bột, bụi hoặc tạp chất khác làm giảm độ bám dính của sơn.

– Lớp sơn sau không tương thích với lớp sơn cũ. Nước ngấn dần dẫn tới bong tróc.

Giải pháp:

– Vệ sinh kỹ bề mặt để loại bỏ toàn bộ bột bụi

– Ngăn ngừa mọi nguồn nước ngấm, rò rỉ

– Sử dụng sơn lót phù hợp, sơn lại bằng sơn phủ phù hợp của chính hãng sơn đó

3) Phấn hóa (bột hóa):

– Sơn trong nhà được đem sử dụng ngoài trời

– Màu sơn bị lão hóa, sơn bị kiềm hóa (xuất hiện lớp muối phía trên)

– Không sử dụng hoặc sử dụng sơn lót không đúng

Giải pháp:

– Rửa sạch lớp bột phấn

– Sử dụng sơn lót phù hợp.

4) Nấm mốc: 

– Bề mặt cần sơn ở trong môi trường có độ ẩm cao hoặc bề mặt được sơn khi hơi ẩm bên trong còn nhiều

– Do hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên bề mặt

Giải pháp:

– Dùng đúng chủng loại sơn để diệt nấm mốc. Chờ sau 1-2 ngày

– Rửa sạch và sơn lại 1 lớp sơn lót trong nhà

– Sử dụng sơn phải có khả năng chống nấm mốc cao

5) Ngấm nước:

– Do đường nước bị nứt/vỡ, do ống nối bị rò…hoặc bề mặt tường có độ ẩm quá cao

– Do hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên bề mặt hoặc do những lỗi khác trong quá trình xây dựng ( nứt tường, ngấm ẩm từ nền móng hoặc bể nước…) là nguyên nhân gây ra nhiều sự cố: bong tróc, nấm móc, loang ố…

Giải pháp:

– Bề mặt để sơn cần được bảo đảm thật khô ráo. Cần loại trừ mọi nguồn gây ẩm

– Khi bề mặt đã khô hoàn toàn nếu vẫn còn thấy vết nứt thì dùng thêm 1 lớp sơn  lót trong nhà

6)Vết cọ:

– Sơn lớp sau khi lớp đầu chưa khô hoàn toàn

– Sơn quá đặc ( độ nhớt quá cao) nên khó thi công

Giải pháp:

– Cho lớp sơn đầu khô hoàn toàn mới sơn lớp sau

– Sơn nhẹ tay, liên tục theo cùng 1 hướng

Pha loãng sơn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

7)Chảy màng sơn:

– Sơn có độ đàn hồi kém

– Màn sơn được thi công quá dày

– Pha sơn quá loãng.

Giải pháp:

– Xả bỏ toàn bộ phần màng sơn bị hỏng

– Sơn lại bằng nhiều lớp sơn mỏng

– Pha sơn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

8) Nhăn màng sơn:

– Màng sơn quá dày

– Sơn trên bề mặt khi nhiệt độ quá cao

– Sơn lớp sau khi lớp đầu chưa khô hoàn toàn

Giải pháp:

– Xả bỏ hoàn toàn màng sơn bị hỏng

– Sơn nhiều lớp mỏng thay vì sơn 1 lớp dày

– Chỉ sơn lớp sau khi lớp đầu đã khô hoàn toàn.

Trên đây là những sự cố về sơn thường gặp và các giải pháp khắc phục. Quý khách có nhu cầu sơn nhà mới , sơn lại nhà hoặc tư vấn về sơn hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline: 0965.432.368 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí . 

Sơn lại nhà có cần sơn lót không ?

SƠN LẠI NHÀ CÓ CẦN SƠN LÓT? Đây là câu hỏi mà tôi được nghe khá nhiều khách hàng của tôi hỏi trong quá trình tôi tư vấn sơn nhà. Sau đây sơn nhà tại hà nội xin chia sẻ một số thông tin hữu ích để các bạn có thể nắm được.

Việc sơn lót rất quan trọng cho nhà mới sơn lần đầu tiên, nhưng những lần sơn lại sau đó thì sơn lót lại còn đóng vai trò quan trọng hơn nữa. Vì vậy mà sơn lại nhà là rất cần đến sơn lót. Vì sao tôi lại khẳng định như vậy? Bởi vì ngoài những tác dụng của sơn lót mà không có một loại nào khác ngoài nó thay thế được đó là:

– Tạo nền cho lớp sơn phủ (làm nhanh lên màu cho lớp sơn phủ, giúp cho bề mặt lớp sơn phủ đẹp hơn và sáng hơn).

– Giúp tiết kiệm tôi đa lượng sơn phủ.

– Có tính năng kháng kiềm rất tốt.

– Làm tăng cường khả năng kết dính cho lớp sơn phủ.

– Làm tăng khả năng chống thấm cho bề mặt tường.

 

Thì trong việc sơn lại nhà sơn lót còn đóng một vai trò quan trọng hơn nữa là: Sơn lót giúp cho việc kết dính hay gắn kết giữa lớp sơn cũ và sơn mới được tốt hơn rất nhiều. Bạn đừng vì một lý do nào đó mà không sử dụng sơn lót khi sơn lại nhà mà hãy sử dụng sơn lót mỗi khi sơn lại nhà bạn nhé!

Sơn nhà tại hà nội  luôn khuyến khích khách hàng của mình sơn nhà theo đúng quy trình bởi vì đó chính là lợi ích mà khách hàn của chúng tôi sẽ nhận được. Chúc cho tất cả chúng ta sẽ luôn thành công và hạnh phúc từ trong chính ngôi nhà thân thương của mình.

post

Bảng giá sơn nhà trọn gói tại hà nội

Với đội thợ sơn chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm cùng bảng báo giá dịch vụ sơn nhà trọn gói tại Hà Nội chỉ từ 27.000đ/m2, thì chúng tôi cam kết sẽ là đơn vị cung cấp dịch vụ sơn nhà “Chất Lượng Tốt, Giá Cạnh Tranh, Dịch Vụ Hoàn Hảo Chuyên Nghiệp” nhất giành cho tất cả các khách hàng tại Hà Nội.

post

Xây nhà xong bao lâu thì sơn được và quy trình sơn như thế nào ?

Xây nhà xong bao lâu thì sơn được tuỳ theo mùa và thời tiết, nhưng nên để cho khô hãy sơn. Thông thường vào khoảng 2-3 tuần sau khi trát xong. Mọi thắc mắc các bạn liên hệ để tư vấn miễn phí

Các bước cơ bản khi sơn nhà

  1. Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn

Để lớp sơn phủ hoàn thiện đạt được hiệu quả cao, công tác chuẩn bị bề mặt thi công rất quan trọng. Tường được xây tô xong sau 21 ngày mới tiến hành thi công phần sơn, thời gian này được gọi là thời gian bảo dưỡng tường, để cho các tạp chất bị nhiễm khuẩn có trong gạch, đá, hồ vữa tự phân huỷ và cho bề mặt thi công ổn định.

Kiểm tra và tiến hành chống thấm cho tất cả các bề mặt thi công bị thấm nước như bồn bông, họp gen. Nhất là những bề mặt ngoại thất như sàn bê tông, mặt dựng, phải được xử lý thật kỹ từ hai mặt, từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài.

Bề mặt sạch là bề mặt không còn bụi bẩn, dầu mỡ, rong rêu, bụi phấn… hay bất kỳ yếu tố nào làm giảm độ bám dính của màng sơn.

Độ ẩm của tường không quá 15%, độ ẩm cao là nguyên nhân chính gây ra sự xuống cấp của màng sơn một cách nhanh chóng như phồng rộp, bong tróc, màu sắc loang lỗ, trong kỹ thuật gọi là hiện tượng cháy kiềm. Trường hợp không có máy đo, nên chờ tường khô từ 3 – 4 tuần kể từ sau khi tô hồ trong điều kiện thời tiết khô ráo.

Bề mặt thi công phải đạt được độ bằng phẳng cần thiết trước khi trét mastic. Lớp trét mastic dày quá 3mm sẽ dẫn đến hiện tượng nứt, bong tróc và làm biến dạng màu sơn.

2 . Các bước sơn nhà

– Khi tiến hành sơn một căn phòng, bạn nên theo thứ tự sau: Bắt đầu sơn từ ngoài nhà trước rồi mới sơn dần vào trong, ưu tiên sơn từ trên xuống dưới, sơn khu vực khó thi công trước rồi mới sơn khu vực dễ làm sau.

Bước 1: Bã matit làm phẳng bề mặt:

Lựa chọn bột trét dựa vào tiêu chí về độ bám dính, bột trét chất lượng thấp ảnh hưởng đến độ bền, tiến độ thi công và chi phí cả dự án sơn nhà. Có thể bã một lớp hay 2 lớp tùy thuộc vào lựa chọn gia chủ.

Để sử dụng bột trét một cách hiệu quả: Trộn bột/nước theo tỷ lệ phù hợp (3/1); Dùng máy khuấy đều đến khi bột đạt trạng thái dẻo đồng nhất; Trét 1 – 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 2 – 4h; Chờ 4 – 6h, sau đó tiến hành xả nhám (Nếu sử dụng bột thùng thì nên xả nhám ngay sau khi trét một thời gian ngắn, khoảng 1 – 2h); Sau khi xả nhám, chờ 1 – 2 ngày cho bề mặt bột cứng lại rồi mới tiến hành vệ sinh và sơn lót; Sau khi đã trộn, bột có thể sử dụng trong khoảng 1 – 2h. Quá thời gian này bột sẽ bị khô và cứng lại không thi công được nữa.

Bước 2: Thi công sơn lót:

Sơn lót có tác dụng ngăn ẩm, ngăn kiềm, chống thẩm thấu. Gia chủ cũng có thể lựa chọn sơn lót 1 hay 2 lớp tùy thích.

Mọi loại sơn đều cần sử dụng sơn lót vì lớp sơn lót sẽ tăng khả năng chống kiềm (có trong vôi, xi măng…) và tăng cường khả năng chống thấm cho bề mặt tường.

Mặc dù việc không sử dụng lớp sơn lót thường ít gây tác tại ngay trong quá trình thi công nhưng về lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ cũng như thẩm mỹ của lớp sơn phủ: Lớp phủ màu không đều, tốn nhiều sơn phủ hơn, dễ bị sự cố kiềm hoá loang lổ…

Nếu bạn không sử dụng sơn lót, bạn sẽ phải dùng nhiều sơn phủ hơn vì sơn phủ sẽ bị hút vào lớp bột trét nhiều hơn, bằng chứng là màu sơn sau khi hoàn thiện có thể đậm màu hơn so với bức tường có dùng sơn lót. Trong khi đó giá thành sản phẩm sơn lót lại rẻ hơn sơn phủ nên hệ thống có sử dụng sơn lót bao giờ cũng kinh tế hơn.

Không nên dùng sơn phủ trắng bình thường để thay cho sơn lót vì lớp sơn này không có các tính năng của sơn lót như khả năng chống thấm, chống kiềm, tạo độ bám dính cao và tạo sự nhẵn mịn cho bề mặt; nên có thể sẽ dẫn tới tình huống màu sơn bị loang lổ, bị bong tróc hay bề mặt sơn không phẳng đẹp.

Bước 3: Thi công sơn phủ: Tác dụng bảo vệ và trang trí.

Nếu chỉ sơn 1 lớp thì hầu như không thể đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Sơn không đều màu và không che lấp được lớp nền. Nếu sơn 1 lớp thật dày để che lớp nền thì mặt sơn sẽ không đẹp (và không bền) so với sơn 2 lớp mỏng hơn

  1. Dặm vá và sơn lại: Khi tiến hành dặm vá cần lưu ý các điểm sau:

Kiểm tra đúng mã số mà màu sơn (rất dễ nhầm màu nếu chỉ nhìn màu trên tường rồi mua sơn để dặm vá lại).

Lăn sơn đều và nhẹ tay, tán đều sơn ra những vùng xung quanh miếng dặm vá.

Lưu ý rằng cho dù dặm vá kỹ thế nào đi nữa thì vết dặm vá vẫn có một chút khác biệt nhỏ so với mảng tường còn lại. Sự khác biệt này dễ thấy nhất khi nhìn nghiêng hoặc dưới ánh đèn. Lý do vì vị trí xung quanh chỗ dặm vá, số lớp sơn là 3 – 4 lớp so với 2 lớp ở những chỗ còn lại và độ dày của 4 lớp sơn khác với độ dày của 2 lớp sơn, dẫn đến sự khác độ bóng cũng như khác màu với khu vực không dặm vá

Tuyệt đối tránh dặm vá với các loại sơn bóng vì sơn bóng sẽ rất dễ lộ vết dặm vá.

Để thi công tối ưu, chỉ nên sơn công trình với 1 lớp phủ. Sau khi hoàn tất việc lắp đèn, điện, cửa… hay dặm vá những chỗ tường hỏng do khuân vác đồ nặng thì mới tiến hành sơn nước thứ 2 để hoàn thiện cho toàn bộ công trình.

Thông thường khi sơn lại nhà sẽ không cần trét lại bột. Tuy nhiên nếu có một số vị trí tường cũ không bằng phẳng hay bị nứt lớn thì có thể phải trét dặm để lấy lại bề mặt phẳng.

Những vị trí tường mà lớp sơn cũ bị bong tróc hay bị ngấm ẩm thì phải xả bỏ lớp bột cũ, để khô tường rồi làm vệ sinh bề mặt và trét lại bột.

Sơn lại nhà anh Thành phòng 1201 chung cư A1 X2

Sơn nhà tại hà nội thi thực hiện thi công sơn lại toàn bộ căn phòng khu chung cư nhà anh Thành phòng 1201 chung cư  A1 X2

ngõ 214 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

 

Hạng mục thi công : sơn lại toàn bộ căn phòng

Quy trình thi công : Bả vá  lại các vết nứt toàn bộ căn phòng , đánh giấy ráp các vị trí đã bả sao cho bề mặt tường là tốt nhất , sơn 1 lớp sơn lót , phủ 2 lớp sơn màu

Đơn vị thi công : Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng Trường Phát

 

post

Mẹo sơn lại nhà tiết kiệm chi phí

Bạn muốn làm mới không gian căn nhà sau nhiều năm sử dụng, muốn thay đổi không gian hoàn toàn mới? Vậy phải làm sao để sơn tường cũ thật đẹp, hiệu quả ngay mà vẫn tiết kiệm sơn nhà tại hà nội  sẽ giới thiệu bạn 5 bước đơn giản để thực hiện nhé!

  1. Xử lý bề mặt tường cũ

Lớp sơn tường cũ đã qua nhiều năm bị hoen ố, bụi bặm và bong tróc, nhìn rất nham nhở và thiếu thẩm mỹ. Nếu mà gia chủ cứ giữ nguyên lớp sơn cũ bong tróc rồi cứ thế sơn lớp sơn mới lên thì hai lớp sơn sẽ dính vào nhau, bám vào ru lô và rơi từng mảng ra.

Vì thế, bạn cần có bí quyết xử lý bề mặt tường này trước khi quyết định sơn nước lên. Theo đó, bạn cần:

+ Dùng chổi quét qua lớp tường cũ kỹ để phủi bụi.

+ Lăn một lớp chống thấm lên bề mặt tường cũ.

Chú ý: Bạn có thể hỏi chỗ mua sơn về hồn hợp chống thấm này. Được biết đây là loại dùng để pha với xi măng thành sơn chống thấm. Nhưng chúng tôi khuyên bạn nên dùng loại chống thấm nguyên bản không tha gì thêm nữa! Lớp chống thấm này có 2 tác dụng chính:

Một là nó giúp làm mềm và bong tróc những mảng sơn cũ đã bị yểu. Lúc này bạn sẽ dễ dàng loại bỏ lớp sơn cũ một cách nhanh chóng mà không bám bụi. Hai là nó giúp cho bề mặt tường cũ vững chắc hơn, thay cho sơn lót và tạo nền cho lớp sơn mới được dễ dàng hơn. Vì thế, lớp sơn cũ đã bị gỡ bỏ và bạn có thể dùng lăn chuyên dụng để phủ lớp chống thấm lên tường ngay để tạo cho bề mặt tường được phẳng ra. Sau khi lớp chống thấm khô đi thì bạn mới sơn màu nước lên.

  1. Lập kế hoạch sơn tường

Sau khi đã tính toán lượng sơn, màu sơn phù hợp và đơn vị mua sơn uy tín thì bắt đầu bắt tay vào việc sơn tường nhanh thôi. Hãy sử dụng con lăn hoặc chổi quét để lăn sơn màu nước lên. Có thể dùng thêm cán dài nếu phải lăn sơn ở khu vực xa tầm tay. Nếu là bề mặt tường thẳng thì chỉ cần đẩy con lăn nhẹ nhàng từ thấp lên cao, làm đi làm lại nhiều lần để đường đi của các lần lăn đan xen nhau. Nhẹ tay lăn sơn để tránh để lại “giọt sơn” đọng lại trên tường rất mất thẩm mỹ. Sơn lót lăn 2 lần và sơn màu cũng vậy. Khoảng cách giữa các lớp sơn là từ 2 đến 3 giờ là ổn.

  1. Dặm màu và vệ sinh lại sau khi sơn

Trong quá trình lăn sơn sẽ có vài trục trặc nhỏ xảy ra như bụi bám vào sơn mới, va đập,… Thế nên bạn cần kiểm tra lại trước khi thu dọn dụng cụ và nếu thấy cần chỉnh sửa gì thì nên làm ngay.

  1. Những lưu ý khi lăn sơn tường mà gia chủ cần biết

+ Gia chủ cần chú ý lấy tấm carton, nilon hay tấm bạt che đậy những đồ đạc, nội thất bên dưới để để phòng sơn rớt xuống và bám lên đồ của mình. Nếu thấy cần thiết thì cho di chuyển ra chỗ khác.

+ Người cầm lăn sơn nên chú ý không để sơn bắn vào mắt, miệng,…

+ Khi lăn sơn ở những khu vực cao cần phải chú ý để không ngã, té hay xảy ra tai nạn chấn thương nào.

  1. Sơn ngoại thất như thế nào cho hiệu quả

Bạn cũng tuân theo các bước sơn tường như nội thất phía trên, nhưng đối với lớp sơn cũ thì bạn cần phải cạo hết. Sau đó phủ lớp sơn lót chống kiềm phía trên làm tăng độ kết dính cho bề mặt tường. Tiếp đó, trét 2 lớp bột trét tường để làm phẳng bề mặt. Lăn thêm một lớp lót chống kiềm nữa và cuối cùng là hoàn thiện bằng một lớp sơn màu thật mịn màng.

Với 5 bước sơn nhà cũ như trên, hy vọng sơn nhà tại hà nội  có thể mang đến cho bạn những kiến thức về sơn nước cho không gian sống cũng như cách sử dụng sao cho hợp lý. Mọi chi tiết về sơn và cách chọn màu sắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp miễn phí

Công ty CP Đầu Tư Thương Mại và Xây Dựng Trường Phát

Địa chỉ : P0704, tòa CT4, chung cư Ecogreen, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân , Hà Nội

Hotline: 0965432368

Email : congtyxaydungtruongphat@gmail.com

post

chọn màu sơn cho phòng đọc sách của bạn

Đọc sách là khoảng thời gian giúp bạn thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, chính vì thế, thiết kế phòng đọc sách phải thể hiện được sự thoải mái yên tĩnh và không kém phần nghệ thuật.

Những gam màu tinh tế đem lại sự tập trung và sáng tạo

Khi thiết kế phòng đọc sách, phải chú ý đến màu sắc của căn phòng, chọn màu trung tính và đơn sắc sẽ giúp bạn dễ tập trung hơn, vì màu sắc lòe loẹt sẽ gây mất tập trung của thị giác. Nên bỏ đi những vật dụng, đồ dùng không cần thiết để làm không gian thoáng mát và sạch sẽ hơn.

Sơn gam màu đơn sắc giúp tập trung hiệu quả

Màu sắc trong phòng đọc sách không nên lòe loẹt phức tạp, nên dùng những gam màu cơ bản thống nhất,xem phong thủy dựa trên phương hướng khác nhau mà thiết kế màu sắc khác nhau cho phù hợp.

Màu sắc phòng đọc nên được hài hòa

Bạn có thể sử dụng ghế nệm, thảm trệt hoặc giường để làm chỗ ngã lưng khi đọc sách. Tuy nhiên bạn nên giảm đọc ở tư thế nằm, vì nó nhanh chóng đưa bạn vào giấc ngủ, bạn nên đọc trên bàn rộng có đèn riêng. Trên bàn có thể trang trí chậu cây xanh, hoặc bình hoa tạo sự mát mẻ cho căn phòng, tường có thể trang trí tranh, ảnh, lịch hoặc đồng hồ để tạo điểm nhấn xinh xắn.

Một vài chậu cây hay nhành hoa nhỏ cũng đem đến sự tươi mới cho góc làm việc của bạn

post

3 mẹo nhỏ giúp tường nhà bền màu

Trong quá trình sử dụng thì hiện tượng tường nhà bị thấm dột, phai màu sơn là những điều không tránh khỏ, tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào trong nhà của bạn, trong đó tường, trần nhà, khu vực vệ sinh là những điểm thường xảy ra nhất mà bạn cần phải lưu ý. Vậy làm sao để bảo vệ tường nhà luôn đẹp và bền màu với thời gian? Cùng sơn nhà tại hà nội  tham khảo 3 mẹo nhỏ dưới đây.

1: Bảo vệ bề mặt tường

Ở những khu vực tường nhà thường xuyên chịu tác động của điều kiện môi trường nếu bạn không bảo vệ kỹ lưỡng sẽ dễ xảy ra tình trạng nứt tường, thấm nước và mất màu sơn trên tường. Vì vậy, ngoài việc pha màu sơn nước loại cao cấp, để đảm bảo an toàn chúng tôi xin mách bạn nên thiết kế tấm màng che chắn sẽ giúp giảm bức xạ cho tường nhà một cách tối ưu.

Về tấm màng che này bạn có thể thiết kế dạng mái trần để hạn chế sự tiếp xúc của nắng mưa tác động trực tiếp vào bức tường. Hoặc bạn có thể trồng các loại dây leo trên tường cũng là giải pháp tối ưu nhất để giữ cho bức tường được bền màu lâu dài, nhất là bức tường chịu ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

2: Kiểm tra hệ thống ống nước định kỳ

Nên thường xuyên kiểm tra đường dẫn và thoát nước trong nhà, nhất là khu vực có nhiều van nước hay nhà vệ sinh. Bạn tiến hành kiểm tra xem các khớp nối ống nước có bị lỏng lẻo hay không, ống có bị nứt không, van nước có rỉ không… Mục đích của việc kiểm tra đường ống nước định kỳ là giúp bạn phát hiện các tình trạng hư hỏng và khắc phục phục kịp thời tránh tình trạng trở nên nghiệm trọng hơn. Vì vậy, việc kiểm tra hệ thống đường ống nước định kỳ là điều quan trọng và cần thiết màu sơn tường bền màu cũng như bảo vệ toàn bộ kiến trúc nhà bạn.

3: Sử dụng vật liệu chống thấm

Sơn chống thấm cũng là một công việc quan trọng trong quá trình sơn tường nhà giúp bảo vệ tường và màu sơn được chất lượng và bền bỉ hơn. Theo các chuyên gia thì bạn nên thực hiện sơn chống thấm ngay từ đầu không nên để khi bị thấm nước rồi mới chống thấm, vì như vậy vừa không đạt hiệu quả cao lại vừa tốn kém hơn.